Giới thiệu Sứ Lọc Bể Cá túi 1KG + Phân nền SMEKONG 2KG trồng cây thủy sinh hồ cá
Sứ Lọc Bể Cá túi 1KG + Phân nền SMEKONG 2KG trồng cây thủy sinh hồ cá
- Phân nền SMEKONG Giàu dinh dưỡng, có thể trồng cây ngay khi sử dụng.
- PH ổn định từ 6.8 đến 7.2 dùng 100% phân nền S mêkông và nước máy.
- Sử dụng : cứ 10 -12 lít nước dùng 1kg phân nền
- HoặcTrải phân nền xuống đáy hồ, phủ lên bề mặt phân-nền một lớp sạn nhỏ vừa đủ che phủ lớp phân-nền (độ dày nền khoảng 7 – 10 cm). Đổ nước từ từ vào
- Sau khi hoàn tất và ổn định bắt đầu tiến hành trồng cây
- Sứ lỗ lọc nước giúp tăng cường trao đổi chất của cá và loại bỏ chất độc trong nước
- Loại bỏ kim loại nặng. Phân giải mùn bã hữu cơ trong nước
- Kiểm soát sự tăng trưởng của tảo và vi khuẩn có hại
- Bổ sung khoáng chất và nguyên tố vi lượng
- Sử dụng: rửa sứ lọc và cho vào hộp lọc cùng các loại vật liệu lọc khác.
- Sau khoảng 6 tháng trên bề mặt sứ quá bẩn thì nên thay thế.
Sứ Lọc Bể Cá túi 1KG + Phân nền SMEKONG 2KG cho hồ thủy sinh
Sứ lọc bể cá
Đặc điểm: sứ lọc là sản phẩm vật liệu lọc bể cá cực kỳ phổ biến, có thể nói xếp ngang với sứ thanh hoa mai Keyrsin. Sứ viên lỗ vi sinh thường sử dụng cho lọc tràn trên, lọc ngoài, các bộ lọc chế thùng kín. Phân tán dòng tốt, diện tích bề mặt lớn, giá thành hợp lý nên sứ viên rất được người chơi thủy sinh sử dụng.
Sứ lọc có cần thiết cho bể cá? Vật liệu này có công dụng gì trong hệ thống lọc? Nên dùng sứ cho cá nước mặn hay nước ngọt? Cùng xem thực hư vấn đề nhé!
Nuôi cá luôn là thú vui đòi hỏi nhiều chất xám nhất. Để có một bể cá cảnh sạch sẽ, những chú cá khỏe mạnh, hệ thống lọc nước là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, ngày nay, tôi thấy có nhiều người chưa hiểu thế nào là hệ thống lọc đúng quy trình.
Để có một hệ thống làm xử lý nước đảm bảo chất lượng, vật liệu sử dụng cho bể cá cần được lựa chọn và sắp xếp đúng. Một trong số vật liệu được sử dụng nhiều cho công tác xử lý bể cá đó là sứ lỗ. Vật liệu này thường được đặt ở ngăn thứ 2 hoặc thứ 3.
Sứ lọc nước mang lại rất nhiều lợi ích khi sử dụng cho bể cá
Có hai tiêu chí quan trọng liên quan đến môi trường để cá phát triển khỏe mạnh. Thứ nhất, nước bể phải sạch và đảm bảo độ ph. Thứ hai, lượng vi sinh vật có lợi có trong nước phải luôn được duy trì. Sứ lọc nước có vai trò đảm bảo yếu tố thứ hai kể trên.
Chúng tôi vẫn thường xuyên các thành viên của câu lạc bộ mua sứ lỗ về để sử dụng. Kích thước của vật liệu này khá nhỏ gọn nên dù bạn là người chơi bể cá nhỏ hay có hẳn bể cá khổng lồ đều có thể dùng. Sứ lỗ phát huy hiệu quả cao khi bạn dùng cho không gian bể cá nhỏ và vừa.
Bởi với không gian chật hẹp với nhiều chú cá, chất lượng nước phải được duy trì. Sứ lỗ sẽ có nhiệm vụ xử lý các chất độc hại thải ra từ cá và thức ăn. Tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại vi sinh vật có lợi trú ngụ, kiểm soát sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại trong nước.
Sứ lỗ cũng có vai trò loại bỏ kim loại nặng. Quá trình trao đổi chất của cá được tăng cường một cách đáng kể khi chúng tôi dùng loại sứ này. Ngoài ra, tôi đã làm thí nghiệm và nhận thấy sự gia tăng của nguyên tố vi lượng và khoáng chất có lợi cho cá khi sử dụng sứ lỗ.
Sứ lọc hồ cá kết hợp men vi sinh giúp cá tăng trưởng tốt
Tôi sẽ chia sẻ để anh chị em nào mới tập nuôi cá có thể hình dung vai trò của vật liệu này. Sứ lọc hồ cá có dạng hình trụ cắt ngắn. Trên bề mặt có hàng triệu những lỗ nhỏ li ti. Đây là địa điểm lý tưởng cho sự trú ngụ của vi sinh vật có lợi với cá.
Đây là lý do tại sao mà tôi vẫn khuyên anh em trong câu lạc bộ khi mới thả sứ vào bể hoặc thay rửa sứ lỗ thì cần bổ sung thêm men vi sinh vật. Rõ ràng quá trình thay rửa sứ sẽ làm trôi mất các loại vi sinh trú ngụ trong đó đáng kể.
Vậy vi sinh vật có lợi như thế nào trong việc nuôi cá? Chúng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ, chất độc hại có trong nước được tạo ra từ thức ăn hay phân cá. Góp phần cho quá trình trao đổi chất, tăng trưởng của cá diễn ra thuận lợi hơn.
Sứ lọc nước hồ cá sử dụng để lọc tinh cực kỳ hiệu quả
Tôi sẽ nói qua một chút về lọc tinh. Đây là khái niệm chỉ quá trình lọc sinh học trong bể cá. Lọc tinh được đặt ở dưới ngăn lọc thô. Lọc thô thường chỉ có chức năng sàng lọc cặn bẩn, chất bẩn mà không xử lý hết được các chất độc hại trong môi trường nước. Trong đó có thể kể đến các loại muối như NH4+ và NO3-.
Nếu không có quá trình lọc tinh thì các chất độc hại này sẽ gây nên mùi hôi tanh cho bể cá. Sự tăng trưởng cá sẽ bị ảnh hưởng, cá thường bị nhiễm bệnh và dễ chết. Lọc sinh học sẽ cung cấp môi trường sống cho vi sinh vật, giúp phân giải các chất độc này.
Các vật liệu được sử dụng cho công tác này hiệu quả nhất vẫn là sứ lọc nước hồ cá. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng san hô vụn hay nham thạch. Nhưng chúng tôi vẫn dùng sứ lỗ hơn bởi tính hiệu quả của nó. Hơn nữa giá thành cũng rẻ hơn.
Sứ lọc có tác dụng gì khi dùng cho lọc tràn trên
Có hai phương pháp lọc mà dân chơi cá chúng tôi sử dụng là lọc tràn trên và lọc tràn dưới. Về nguyên lý hoạt động của hai phương pháp này tương đối giống nhau. Chỉ khác về cách sắp xếp các ngăn lọc ra sao, vị trí thế nào mà thôi.
Sứ lọc có tác dụng gì khi dùng cho lọc tràn trên? Như các bạn đã biết, lọc tràn trên được xử lý với 4 đến 5 ngăn lọc. Ngăn thứ nhất được bố trí các vật dụng lọc thô, phổ biến nhất vẫn là bông lọc. Ngăn này có nhiệm vụ sàng lọc cặn, chất bẩn trong nước.
Ngăn 2 và ngăn 3 thường áp dụng phương pháp lọc sinh học. Tại đây mới sử dụng đến vật liệu mà tôi đang chia sẻ với các bạn. Tôi nghĩ để vật liệu này ở ngăn 2 là hợp lý. Ngăn 3 bạn có thể đặt thêm san hô vụn để gia tăng lượng vi sinh vật có lợi.
Ngăn 4 là lọc hóa học với than hoạt tính. Ở ngăn cuối cùng là ngăn 5 thì các bạn có thể cho ít bông mỏng để gợn lại các cặn bẩn nhỏ li ti là phù hợp. Ở quy trình lọc này, ngăn lọc sinh học cực kỳ quan trọng, có vai trò trực tiếp trong việc tạo môi trường tăng trường tốt cho cá.
Sứ lọc nước có tác dụng gì đối với lọc tràn dưới
Nếu như lọc tràn trên được ưu tiên áp dụng cho kích thước bể cá nhỏ và vừa thì lọc tràn dưới là cần thiết đối với các loại bể cá có kích thước lớn. Tôi thấy các bể cá nhà hàng, bể cá hải sản đều sử dụng phương pháp lọc này. Vậy sứ lọc nước có tác dụng gì đối với lọc tràn dưới?
Như tôi đã bật mí ở phần trên, về nguyên lý hoạt động của hai phương pháp lọc này không khác nhau là mấy. Ở phương pháp này, vật liệu lọc sinh học mà chúng ta đang tìm hiểu vẫn được ưu tiên đặt ở các ngăn giữa từ ngăn thứ 2 đến ngăn thứ 4 trong hệ thống lọc.
Sứ lỗ có vai trò cực kỳ hữu hiệu để xử lý nước ở phần đáy của bể cá. Các vi sinh vật có lợi trong sứ sẽ phát huy sức mạnh của mình trong việc phân hủy chất độc hại, cặn bã trong nước. Các nguyên tố vi lượng được sinh ra. Nhờ có máy bơm ở ngăn cuối mà nước sau khi xử lý sẽ được bơm ngược lên trên bề mặt.
Vì vậy, có thể thấy, sứ lỗ đảm nhiệm chức năng làm sạch nước tầng dưới trước khi bơm lên trên bể chính cho cá sinh sôi phát triển. Mọi bể cá hiện nay đều không thể thiếu vật liệu quan trọng này. Dù đó là hệ thống lọc kiểu nào đi chăng nữa.
SỨ LỌC TRÒN DÙNG ĐƯỢC CHO NHIỀU LOẠI CÁ
Chúng tôi vẫn thường gọi tên vật liệu loại này là sứ lỗ tròn. Bởi chúng có hình dạng tròn. Loại sứ này có kết cấu siêu xốp với nhiều lỗ nhỏ. Câu lạc bộ Cá Cảnh thành phố sử dụng làm vật liệu lọc cho hồ cá koi, hồ cá rồng và các loại cá thủy sinh khác.
Bề mặt lọc của vật liệu này khá lớn, dùng được cho nhiều loại cá khác nhau từ cá nước mặn cho đến cá nước ngọt. Hiện nay, chúng tôi cũng đang áp dụng vật liệu này cho các hồ cá cảnh nước biển lớn nhỏ khác nhau. Hiệu quả làm sạch nước của sản phẩm cực tốt và ổn định.
Có điều, tôi vẫn nhắc các bạn dù dùng cho hồ cá nào cũng cần đặt sứ đúng chỗ. Phải nhớ đặt sứ lỗ ở giữa ngăn thô và ngăn hóa học mới đảm bảo hiệu quả nhé. Tránh trường hợp đặt sai vị trí làm ảnh hưởng đến cả quy trình xử lý.
Dùng sứ lọc làm nơi cư trú của rất nhiều chủng vi khuẩn có lợi cho cá
Tôi sẽ bàn một chút về vấn đề chuyên môn. Đó là những loại vi khuẩn có lợi nào thường trú ngụ ở bên trong sứ lỗ mà chúng ta đang tìm hiểu. Tôi cũng sẽ giải thích vai trò của những loại vi khuẩn này. Tại sao chúng ta lại cần chúng cho bể cá của mình.
Dân nuôi cá chúng tôi ví sứ lọc giống như ngôi nhà của vi sinh vật, vi khuẩn có lợi. Thành viên trong ngôi nhà đó thường là các chuẩn vi khuẩn nitrat cực kỳ hữu ích. Hai trong số đó có thể kể tên cho các bạn tự tìm hiểu là nitrosomonas và nitrobacter.
Chuẩn vi khuẩn nitrat loại này hữu dụng trong việc phân hủy ammonia và nitrit qua quá trình oxy hóa, hình thành nên nitrate. Ammonia và nitrit là hai chất rất độc hại cho môi trường sống của cá. Tồn tại lâu ngày có thể để lại mùi hôi thối, làm cá nhiễm bệnh và có thể bị chết.
Một chút chia sẻ về góc độ chuyên môn như thế để các bạn hiểu rõ hơn về vai trò của sứ lỗ. Hãy xây cho các vi khuẩn có lợi một ngôi nhà vừa vặn, phù hợp bằng sứ lỗ chất lượng các bạn nhé!
Sứ lọc bể cá là loại lọc sinh học trong 3 khâu lọc quan trọng
Ba khâu lọc không thể thiếu cho mỗi bể cá là lọc thô, lọc sinh học và lọc hóa học. Những người nuôi cá không chuyên thường bỏ qua hai khâu lọc là lọc sinh học và hóa học. Họ chỉ sử dụng các bể cá có chức năng lọc thô mà thôi nên hiệu quả không cao.
Một số loại cá nhạy cảm với môi trường sống không đảm bảo như cá koi sẽ khó tồn tại với bể lọc chỉ có khâu lọc thô. Do đó, có thể nhận thấy, lọc sinh học có vai trò cực kỳ quan trọng trong ba khâu lọc. Kết quả cuối cùng là mang đến nguồn nước sạch, đủ chất cho cá sinh tồn và phát triển khỏe mạnh.
Sứ lọc bể cá là vật liệu không thể thiếu cho khâu xử lý nước bể cá này. Nguyên nhân vì sao thì chắc chắn những chia sẻ trên cũng đã giải đáp cho các bạn. Một lời khuyên chúng tôi thường đưa ra cho những ai yêu thích việc nuôi cá cảnh đó là đừng bỏ qua một khâu nào trong ba khâu tôi vừa chia sẻ, đặc biệt là khâu sinh học.
Đánh mất ngôi nhà của vi sinh vật có lợi chính là bạn đang tàn phá người bạn của cá. Thiếu những người bạn đó, những chú cá sinh trưởng sẽ kém hơn, nguy cơ mầm bệnh cao hơn, cá dễ bị chết trong một thời gian ngắn.
Rất cần tác dụng của sứ lọc trong cơ chế lọc
Cơ chế vận hành của hệ thống lọc bể cá rất cần đến tác dụng của sứ lọc. Tại sao vậy, hãy cùng tôi tìm hiểu về cơ chế của bộ lọc phổ biến nhé. Nước bẩn sẽ được cho qua một khâu lọc thô như tôi đã chia sẻ nhằm loại các cặn bẩn lớn, thức ăn thừa của cá.
Tiếp đến, nước được đưa đến ngăn lọc sinh học. Các chất bẩn lúc này không tồn tại ở dạng rắn nữa vì đã được xử lý ở ngăn thô. Nhưng chúng hòa tan vào nước. Do đó nhờ có vật liệu lọc chuyên dụng cho lọc sinh học nên các chất độc hại sẽ được xử lý.
Sứ lỗ có vai trò đặc biệt quan trọng trong khâu xử lý các chất độc hại này. Thiếu chúng, quy trình xử lý sẽ bị ảnh hưởng, không đảm bảo.
Sứ lọc có làm tăng ph đến mức cân bằng
Nhiều người lo sợ sứ lọc có làm tăng ph nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, khi ph xuống quá thấp, sứ sẽ giúp cân bằng độ ph trong nước. Mức ph phù hợp để nuôi cá cảnh từ 6.5 đến 7.0.
Sứ lỗ không làm tăng ph quá mức như khi bạn sử dụng san hô. Do đó, người dùng không cần phải điều chỉnh lượng sứ sử dụng cho bể. Các chất khoáng vi lượng trong sứ giúp trung hòa độ ph ở mức độ vừa phải, đảm bảo cá phát triển nhanh hơn. Do đó, các bạn không cần lo lắng về vấn đề này nhé.
Hạn sử dụng : 6 tháng thay sứ 1 lần
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Chi Tiết Sản Phẩm
Thương hiệu | LYLYSHOP |
---|---|
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Hướng dẫn bảo quản | Để nơi khô ráo thoáng mát khi không sử dụng |
Hướng dẫn sử dụng | Cho sứ lọc vào ngăn lọc bể cá, hoặc vào bể ( tùy mục đích ) Phân nền set bể cá thủy sinh Rửa sạch trước khi sử dụng |
Sản phẩm có được bảo hành không? | Không |
Model | Sứ Lọc Bể Cá túi 1KG + Phân nền SMEKONG 2KG trồng cây thủy sinh hồ cá |
Xuất xứ (Made in) | Việt Nam |