Nói đến mắm tép Ba Làng ngon nhất Thanh Hóa, người dân Thanh Hóa ai cũng biết đến vùng đất Ba Làng, đặc biệt là cơ sở sản xuất mắm Tác Huy (thôn Thượng Hải – xã Hải Thanh – Tĩnh Gia – Thanh Hóa) như một “cánh chim đầu đàn” về phương pháp làm nghề mắm gia truyền.
Hiện nay, làng nghề mắm tép Ba Làng ngon nhất Thanh Hóa (gồm ba làng: Xuân Tiến, Quang Minh và Hải Thượng xã Hải Thanh – Tĩnh Gia) có khoảng 100 tổ hợp. Nhưng không phải ai cũng có được một cách làm hay để tạo ra những dòng mắm thơm ngon có thương hiệu như cơ sở sản xuất mắm Tác Huy (do chú Dương Văn Tác làm chủ).
Chú Tác kể, nghề làm mắm của gia đình có từ xa xưa, chú sinh ra đã thấy bố, mẹ mình làm mắm rồi!. Đã là nghề truyền thống thì phải cha truyền con nối, nhưng cái duyên đó không phải ai trong gia đình cũng có được. Với chú, ngay từ khi sinh ra đã là một sự tiền định để chú có thể theo nghề mắm truyền thống của gia đình.
Theo chú Tác, mắm tép Ba Làng ngon nhất Thanh Hóa mà chú đang sản xuất không sử dụng bất kỳ chất điều vị nào mà chủ yếu tận dụng sự tinh khiết của nguyên liệu cá, moi. Chính điều này đã giúp cho cơ sở của chú luôn giữ vững thương hiệu, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Để có được loại mắm thơm ngon, quy trình chế biến cũng như chọn nguyên liệu rất chặt chẽ.
Cá hay moi được chọn làm nước mắm phải là moi tươi và cá cơm, cá nục, cá trích tươi hồng, tròn chắc, không vỡ bụng… Cá sau khi được tuyển chọn sẽ pha theo tỷ lệ 30% muối biển, đem trộn đều rồi ủ trong các chum, vại hoặc bể xi măng với hình thức: “Nắng thì mở mưa thì đậy”. Trong quá trình ủ cá thì khâu đảo trộn cá rất quan trọng. Khi trộn cá chú ý, sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát. Phía trên cùng đặt một lần vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men mầu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch bắt đầu lọc mắm, nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm. Nước mắm chảy từ từ, có màu đỏ sậm, sóng sánh như màu cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn.
Nếu sản xuất nhiều, nên sử dụng phương pháp rút nỏ, tức là dưới đáy chum, bể được đục một lỗ để đưa ống tre hoặc ống đồng vào, đến khi đủ thời gian, nước mắm được cất ra từ các ống trên.
Điều quan trọng hơn nữa là muối ướp cá phải là thứ muối lấy từ vùng biển Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Hạt trắng tinh, to, già, được nắng, không bị nước mưa, mang về đổ trên nền xi măng khô ráo, trong năm đến bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào vại cất vài năm trước khi đem làm. Mỗi thương hiệu nước mắm nổi tiếng, khi sản xuất còn có những bí quyết tạo nên nét độc đáo riêng cho sản phẩm của mình, anh Sơn cho biết thêm.
Nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống sẽ không dùng hóa chất bảo quản, mà dùng chính độ mặn của nước mắm để bảo quản, thời gian bảo quản từ 1-2 năm. Ngoài ra, độ đạm cao nhất có thể đạt được là 40%, chứ không cao như nước mắm công nghiệp. Tuy nhiên, nước mắm truyền thống lại có vị ngọt, bùi của cá cơm rất đặc trưng, mà nước mắm công nghiệp không có. Mắm cá cơm có màu vàng nhạt thơm đặc trưng! Với hương vị ngửi qua thì thoảng nhẹ, để gần thì hương thơm đậm đà và nồng nàn khó quên.
Với cách làm gia truyền, khiến mắm Tác Huy sánh như mật ong, trong như hổ phách, hương thơm đặc trưng, chấm một giọt vào đầu lưỡi đã thấy ngọt từ trong cổ họng râm ran khắp người. Tạo được sản phẩm có thương hiệu trên thị trường là điều cực kỳ khó khăn. Mắm Ba Làng, qua bàn tay khéo léo, sự tần tảo chịu thương chịu khó và trên hết là tấm lòng của những người thợ đã chiếm lĩnh được sự yêu mến của khách hàng gần xa.
Sau nhiều năm trăn trở, tìm tòi, chú Huy ngộ ra rằng, mùi vị thơm ngon của nước mắm là sự kết hợp hài hoà giữa độ tươi ngon của cá, với vị mặn nồng vừa đủ của muối biển, sức nóng gây men của ánh nắng mặt trời và những giọt mồ hôi mặn mòi của những người con vùng biển.